Việc đánh giá hoặc so sánh nhà thông minh có dây và không dây có những ưu nhược điểm gì? Quý vị nên chọn hệ thống nhà thông minh có dây và hệ thống nhà thông minh không dây nào để đáp ứng nhu cầu, cũng như lựa chọn thương hiệu nhà thông minh Việt Nam hay thương hiệu ngoại nhập, bài viết dưới đây chi tiết mọi thắc mắc của Quý vị!
Nhà thông minh Smart home Là một ngôi nhà được trang bị hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng, điều hoà không khí, giải trí đa phương tiện, an ninh, rèm cửa, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn.
Hệ thống nhà thông minh hiện nay trên thị trường chia thành hai loại đó là nhà thông minh có dây và không dây. Đối với nhà thông minh có dây các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện hoặc dây cáp điều khiển (thường sử dụng cáp đữ liệu UTP Cat6). Còn đối với nhà thông minh không dây thì các thiết bị được kết nối với nhau bởi sóng như Z- wave, Zigbee, Bluetooth, Wifi, RF,v.v. qua bộ điều khiển trung tâm.
So sánh nhà thông minh có dây và không dây
Nội dung bài viết
Các chuẩn kết nối dây hiện hành mà hệ thống nhà thông minh Smart Home thường hay sử dụng: , Smart Bus, Rs485, Rs232.
Tín hiệu kết nối được truyền qua các loại cáp dữ liệu UTP Cat6 8 lõi, AWG 2 Lõi, Cables 4 lõi
Ưu điểm của hệ thống nhà thông minh có dây
1. Kết nối nhanh và ổn định
Vì sử dụng kết nối có dây nên hệ thống nhà thông minh có dây có tốc độ phản hồi rất nhanh, nếu điều khiển trực tiếp mà không thông qua môi trường internet thì gần như không có độ trễ. Sử dụng kết nối có dây nên hạn chế được các vấn đề về mất, suy giảm tín hiệu kết nối giữa các thiết bị trong mạng điều khiển nội bộ. Đánh giá Nhà thông minh có dây được cho là hoạt động nhanh và ổn định, ví như hệ thống điện thoại bàn trong lĩnh vực viễn thông.
2. Đảm bảo kết nối cho mọi công trình
Từ căn hộ, biệt thự đến các công trình lớn như tòa nhà, hệ thống có dây dường như là lựa chọn tốt nhất để thực hiện giải pháp thông minh. Vì hệ thống nhà thông minh có dây có thể kéo dây tín hiệu với khoảng cách rất lớn, được đánh giá là hệ thống nhà thông minh tốt nhất cho các công trình căn hộ, biệt thự, tòa nhà thông minh hay công trình công cộng lớn.
Trong khi đó hệ thống nhà thông minh không dây sử dụng sóng nhưng độ phủ của bất kỳ loại sóng nào cũng có giới hạn, ngoài ra phụ thuộc rất lớn về băng thông (bandwidth) và mức độ ổn định của đường truyền internet. Do đó khi đánh giá, so sánh Nhà thông minh có dây và không dây khách hàng có thể nhận định, lựa chọn cho riêng mình những hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm nhà thông minh có dây
1. Cần phải đi dây trong tường
Đối với công trình mới xây dựng thì cắt tường đi dây mạng không thành vấn đề nhưng với công trình đã hoàn thiện là một vấn đề lớn cho chủ nhà nếu muốn sử dụng hệ thống nhà thông minh này, việc cắt tường sẽ ảnh hưởng lớn đến hoàn thiện và kết cấu ngôi nhà, làm gia tăng thêm chi phí sửa sang lại sau khi nâng cấp hệ thống smart home.
Đây được đánh giá là một trong những nhược điểm quan trọng hàng đầu của hệ thống nhà thông minh có dây.
Tuy nhiên, vì hệ thống nhà thông minh sử dụng cáp dữ liệu (Cáp UTP Cat6), nên việc kéo dây vẫn đơn giản hơn kéo dây điện truyền thống.2. Thời gian & kỹ thuật thi công
Việc thi công hệ thống nhà thông minh có dây được đánh giá thời gian lâu hơn hệ thống nhà thông minh không dây. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao, việc thay thế bảo trì cũng khó khăn vì cần phải được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn về dòng sản phẩm đó nên chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống cũng được đánh giá cao hơn nhiều so với các hệ thống khác.
Tuy nhiên, đối với người sử dụng không phải ai cũng giỏi về kỹ thuật và tự bảo trì. Do đó, việc bảo trì hệ thống nhà thông minh có dây không phải là vấn đề quan trọng3. Giá thành đầu tư so với hệ không dây
Do sử dụng kết nối giữa các thiết bị với nhau bằng dây tín hiệu đặc biệt nên chi phí có khác so với hệ không dây là không thể phủ nhận. Các dây tín hiệu đòi hoiar phải đi riêng biệt với dây cáp điện để tránh nhiễu. Toàn bộ dây tín hiệu phải kéo về từ tủ trung tâm gồm nhiều thiết bị đóng ngắt, điều khiển đi kèm hệ thống trở nên cồng kềnh hơn. Đây là điểm mấu chốt quý vị quan tâm, đánh giá hoặc so sánh nhà thông minh có dây và không dây để lựa chọn đầu tư.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với một số hệ thống kéo dây rườm rà, và không sử dụngcông nghệ chống nhiễu XCT, bù tải RTISStrong sản phẩm. Do đó, nếu quý vị lựa chọn hệ thống nhà thông minh có dây sử dụng thiết bị Lutron – USA sẽ là giải pháp có dây tiết kiệm nhất
4. Khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp
Nếu đã xác định sử dụng hệ thống nhà thông minh có dây thì ngay từ đầu quý vị phải tính toán, đánh giá trước toàn bộ các kịch bản và xác định các phương án thi công ngay từ đầu. Vì sử dụng hệ thống truyền dẫn có dây nên gần như khả năng thay đổi hoặc nâng cấp về sau là khá khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến các hạng mục hoàn thiện khác trong nhà.
Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với một số hệ thống nhà thông minh đóng, không giao tiếp với các thương hiệu bên ngoài, với hệ thống nhà thông minh có dây sử dụng thiết bị Lutron – USA khả năng nâng cấp và mở rộng kết nối với các thương hiệu uy tín gần như hoàn hảo.Tham khảo Giải pháp nhà thông minh vừa không dây và có dây
Hệ thống nhà thông minh không dây
Các chuẩn kết nối không dây phổ biến dành cho Smart Home là: Z-Wave, Zigbee, Wifi, Bluetooth Low Energy, RF,… Nhà thông minh không dây được đánh giá là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Tín hiệu được truyền đi hoàn toàn bằng sóng. Nó là những thứ vô hình như sóng viễn thông 3G, 4G, 5G, sóng Radio hoặc sóng truyền hình vậy đó. Chúng hoạt động ở nhiều tần số (Hz) khác nhau.
Ưu điểm nhà thông minh không dây
1. Giá thành thấp hơn
So với hệ thống nhà thông minh có dây thì hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây được đánh giá là hệ thống có giá thành đầu tư thấp hơn, nhiều đơn vị cung cấp nên dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thay thế, nâng cấp, chi phí bảo trì và vận hành hệ thống cũng rẻ hơn rất nhiều.
2. Lắp đặt đơn giản
Sử dụng các kết nối không dây nên hệ thống không đòi hỏi phải cắt tường tường, can thiệp vào hệ thống điện hay thay đổi kết cấu kiến trúc ngôi nhà hay đòi hỏi hệ thống tủ điều khiển phức tạp, cồng kềnh. Người sử dụng cũng có thể tự sửa chữa khắc phục 1 số vấn đề đơn giản mà không cần đến đội ngũ chuyên gia lành nghề.
3. Thời gian thi công nhanh hơn
Nhanh hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây nhiều vì quá trình lắp đặt cắt giảm được khâu tốn thời gian và chi phí nhất là đi dây tín hiệu và bố trí hệ thống tủ trung tâm điều khiển. Hệ thống theo đó cũng gọn nhẹ hơn rất nhiều.
4. Hệ thống nhà thông minh không dây có nhiều tính năng mở rộng hơn
Vì ưu điểm kết nối không dây của mình nên hệ thống nhà thông minh không dây có khả năng mở rộng dạng modul rất dễ dàng để quý vị có thể nâng cấp hệ thống nhà thông minh của mình. Các thiết bị cũng nhờ ưu thế này mà có phần đa dạng và nhiều tính năng hơn hệ thống.
Nhược điểm nhà thông minh không dây
1. Kết nối và ổn định
Tốc độ phản hồi nhìn chung chậm hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây nhưng cũng không quá rõ rệt nếu quý vị lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn nhà thông minh có kết nối Zigbee hay Z-Wave trong môi trường nhà ở dân dụng với quy mô không quá lớn.
2. Phụ thuộc vào hạ tầng Internet
Với hệ thống nhà thông minh không dây, việc phụ thuộc vào sự ổn định của đường truyền internet có ổn định không, những yếu tố quan trọng nhất quyết định hệ thống nhà thông minh không dây theo các chuẩn kết nối phổ biến của quý vị
Tuy nhiên: Với công nghệ không dây Clear Connect® RF của Lutron – USA cho kết nối hoàn toàn ổn định với tuổi thọ pin 8-10 năm (pin CR2032 dễ thay thế).3. Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng
Vì là các thiết bị sử dụng kết nối không dây, các cảm biến của hệ điều khiển nhà thông minh không dây thường sử dụng pin. Thời gian một thiết bị cảm biến hoạt động thường khoảng trong vòng 2 năm (có thể cao hơn tùy loại thiết bị) là quý vị cần thay pin. Chi phí thay pin cũng không quá cao nên có thể chấp nhận được, đổi lại ta đảm bảo được mặt thẩm mỹ và dễ dàng bố trí chúng ở bất kỳ đâu theo mục đích sử dụng.
Tham khảo Giải pháp nhà thông minh vừa không dây và có dây
Tìm hiểu thiết bị và công nghệ Lutron – USA
Giải pháp nhà thông minh SmarthomePro sử dụng thiết bị Lutron (thành lập 1961) tại Mỹ, Công nghệ nhà thông minh có dây và không dây:
Công tắc không dây Pico
Điều khiển đèn, rèm, ngữ cảnh. Cầm tay, Để bàn, Gắn tường. Tuổi thọ Pin 8-10 năm (pin CR2032 dễ thay thế). Có thể thêm công tắc tăng thêm tiện lợi.
Xem chi tiếtBàn phím gắn tường seeTouch Keypad
Điều khiển đèn, rèm, ngữ cảnh. Phím nhấn êm kèm Led trạng thái, tuỳ chọn khắc tên trên phím nhấn. Kết nối hệ thống bằng dây UTP Cat6.
Xem chi tiếtBàn phím gắn tường Alisse Keypad
Điều khiển đèn, rèm, ngữ cảnh. Phím nhấn êm kèm Led trạng thái, tuỳ chọn khắc tên trên phím nhấn. Kết nối hệ thống bằng dây UTP Cat6.
Xem chi tiếtTrung tâm điều khiển nhà thông minh
Kiểm soát và giao tiếp các thiết bị trong hệ thống. Tích hợp với hệ thống của bên thứ ba và giao tiếp với nhiều bộ sử lý.
Xem chi tiếtBộ mở rộng kết nối Connect Bridge
Kết nối các thương hiệu uy tín trên thế giới, hoạt động với Google Home/Assistant, Amazon Alexa và Apple HomeKit.
Xem chi tiếtCảm biến chuyển động
Công nghệ Clear Connect® RF, công nghệ chống nhiễu XCT® cho độ chính xác cao với tuổi thọ pin 8-10 năm.
Xem chi tiếtBộ nguồn công suất
Công nghệ bù tải RTISS bù biến đổi dòng bất thường. công nghệ RTISS-TE bù biến đổi tức thì, RTISS-ICM chịu được cái tải biến đổi lớn
Xem chi tiếtTham khảo giải pháp nhà thông minh vừa Có dây vừa Không dây
Các giải pháp nhà thông minh SmartHome Pro mang đến cho Quý vị sự hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Điều hoà Thông minh
Giải pháp điều hoà thông minh, giúp Quý vị kiểm soát tối đa sự thoải mái và tiết kiệm tối đa 40% năng lượng
Rèm cửa thông minh
Kiểm soát ánh sáng tự nhiên hoàn hảo, tự động điều chỉnh ánh sáng trong phòng theo nhu cầu sử dụng
Giải pháp năng lượng
Giải pháp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng, điều hoà, tải ổ cắm, có thể tiết kiệm đến 60%
Kết luận:
Việc cân nhắc lựa chọn giữa hệ thống nhà thông minh có dây hoặc không dây cũng giống như quý vị lăn tăn giữa việc bản thân nên sử dụng “điện thoại cố định” hay sử dụng “điện thoại di động” vậy. Cả hai loại hình cùng cung cấp các tính năng như nhau nhưng cách thức tiếp cận khác nhau phục vụ cho những nhu cầu riêng biệt.
Hệ thống nhà thông minh có dây giống như một chiếc “điện thoại cố định” luôn “ổn định” và sẵn sàng đáp ứng bất cứ lúc nào.
Hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây thì lại giống như là chiếc “điện thoại di động” đời mới với rất nhiều tính năng để quý vị khám phá, có thể sử dụng nó bằng rất nhiều cách khác nhau và vẫn không làm suy yếu đi chức năng cần thiết. Với sự phát triển của công nghệ IOT hiện tại những lo lắng về các nhược điểm như “sóng kém”, “sóng yếu” giống như những chiếc điện thoại di động “đời đầu” trước đây đều đã được khắc phục rất triệt để thế nên quý vị cũng đừng lo lắng về hệ thống điều khiển không dây nhé!
Tóm lại:
Hãy chọn hệ thống nhà thông minh có dây nếu quý vị:
- Không quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì và thay thế sau này.
- Sử dụng hệ thống để quản lý vận hành với quy mô lớn như các tòa nhà cao tầng, hệ thống đòi hỏi khả năng đáp ứng đặc biệt.
- Không gặp vấn đề về việc thay đổi kết cấu, sửa chữa, đục phá hay xây mới miễn là quý vị đạt được mục đích sử dụng.
Hãy chọn hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây nếu quý vị có một trong các tiêu chí sau:
- Quý vị muốn chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì và thay thế sau này ở mức độ hợp lý. Hệ thống vẫn đáp ứng được các nhu cầu về nhà thông minh với hiệu năng/ giá thành mang lại thực sự hiệu quả.
- Quý vị đang có nhà đã đưa vào sử dụng nhưng muốn nâng cấp lên hệ thống nhà thông minh để tăng thêm tiện nghi, an toàn cho ngôi nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống của quý vị và gia đình.
- Quý vị muốn một giải pháp với nhiều tính năng đột phá, khả năng tùy biến cao, ưa thích sự trải nghiệm.